Hoàn cảnh Trận_Hoàng_Thiên_Đãng

Bài chi tiết: Sự kiện Tĩnh Khang

Sau khi diệt nhà Liêu, nhà Kim của họ Hoàn Nhan tộc Nữ Chân tiến xuống phía nam đánh nhà Tống. Quân Kim rất mạnh, nhiều lần đánh bại quân Tống và chiếm nhiều đất đai.

Sau khi 2 cha con Hoàng đế Tống Huy TôngKhâm Tông bị bắt trong sự kiện Tĩnh Khang năm 1127, một hoàng tử nhà Tống là Triệu Cấu chạy về nam tái lập nhà Tống, tức là Nam Tống. Năm 1129, Kim Thái Tông hạ lệnh cho cháu là Ngột Truật mang quân đánh Nam Tống mới hình thành.

Quân Kim nam tiến thắng trận như chẻ tre. Tống Cao Tông bỏ hết thành này tới thành khác, cuối cùng phải lên thuyền chạy ra biển để trốn sự truy kích của quân Kim. Ngột Truật điều quân bơi thuyền đuổi ra ngoài biển 300 dặm nhưng không theo kịp thuyền vua Tống, phải quay trở về.

Trong trận ra quân này, Ngột Truật chủ trương bắt vua Tống, nhưng không đạt kết quả. Quân Kim phải trài dài trên nhiều phòng tuyến từ Hoài Bắc tới Triết Giang, bị dân Giang Nam tập kích nhiều lần, tình thế bất lợi. Vì vậy Ngột Truật không thể lưu lại lâu, quyết định triệt thoái về bắc.

Trong khi quân Kim rượt đuổi Tống Cao Tông, tướng Tống là Hàn Thế Trung lui về giữ Giang Âm, chia quân ra phòng bị. Tống Cao Tông trong lúc chạy trốn đã triệu tập Thế Trung về hộ giá nhưng Thế Trung tâu rằng quân Kim sẽ không thể ở lâu, ông muốn đóng quân ở sông Trường Giang để chặn đường rút lui của địch. Cao Tông chấp thuận ý kiến của Thế Trung[2].

Vào ngày rằm tháng 1 năm 1130, Thế Trung cố ý giăng đèn kết hoa mở hội ở Tú châu để đánh lạc hướng quân Kim. Một mặt, Thế Trung mang quân bí mật phục ở Trấn Giang. Khi đại quân Ngột Truật rút về tới nơi thì cuộc đụng độ xảy ra.

Liên quan